Liên hệ: 0938 938 990
Địa chỉ: 119 Điện Biên Phủ - Phường Đakao - Quận 1 - Tp HCM
Giờ mở cửa: 8h - 23h
Từ thứ 2 - Chủ Nhật

SẢN PHẨM

KHÔNG GIAN ĐẸP

Cách chọn gạch lát nền nhà tắm
Khoác màu thiên nhiên cho phòng khách Những cách sau sẽ phần nào giúp bạn chọn được sản phẩm gạch ưng ý cho nhà tắm.
Cách chọn ngói lợp nhà
Khoác màu thiên nhiên cho phòng khách Nhiều chủ đầu tư khá phân vân trong việc làm mái nhà như thế nào để bảo đảm được độ bền, kiến trúc, cũng như tính toán mức chi phí cho phù hợp...
Chọn gạch lát nền cho phòng khách thêm sang trọng
Khoác màu thiên nhiên cho phòng khách Phòng khách được ví như trái tim của mỗi ngôi nhà vì nó là điểm hội tụ vẻ đẹp, thể hiện nếp gia phong và tạo được ấn tượng tốt đẹp với những vị khách mời...

MÁI NHÀ ĐẸP

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Phương: 0938 938 990

     TIỂU SỬ PHAN THANH GIẢN   
PHAN THANH GIẢN -THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

Phan Thanh Giản vốn dòng dõi nho gia. Lúc còn nhỏ, ông được một nhà sư nuôi dạy. Lớn lên, cụ theo học với nhiều bậc túc nho. Vì vậy, tư duy của Phan Thanh Giản tất nhuần thấm tư tưởng của Phật Thích Ca và Khổng Tử khiến cụ trở thành một nhân vật suốt đời sống với đạo Từ Bi và với đức Nhân, Trí, Dũng của hai vị đại triết nhân này. Lúc sắp trao thành cho quân Phú Lãng Xa tức quân Pháp, nhằm tránh cho lê dân khỏi bị nạn binh đao trước mắt, cụ đã để lại một bức thư tuyệt mệnh trong đó có câu:

PHAN THANH GIẢN
Vậy thì,
Phan Thanh Giản là ai?
Cụ được nuôi dưỡng và dạy dỗ như thế nào?
Con đường thi cử của cụ như thế nào?
Cụ làm quan với những chức vụ gì?

THÂN THẾ PHAN THANH GIẢN
Phan Thanh Giản sinh Giờ Thìn, Ngày 12 tháng Mười, Bính Thìn (1796), đời Lê Cảnh Hưng; mất vào đêm mồng Bốn rạng ngày mồng Năm tháng 7 năm Đinh Mão (1867) sau khi tuyệt thực 17 ngày rồi uống thuốc độc tự vẫn; hưởng tho 72 tuổi. Linh cữu an táng tại làng Bảo Thạnh, Kiến Hòa.
 Phan Thanh Giản lấy tên tự là Tịnh Bá và Đạm; hiệu là Lương Khê; biệt hiệu là Mai Xuyên. Sau khi thi đậu, cụ cưới vợ người đầu tiên người làng Cần Giuộc. Bà này mất, cụ tục huyền với bà Trần Thị Hoạch ở Quảng Trị và đưa vợ về Kiến Hòa để lo phụng dưỡng cha mẹ. Trong dịp này, cụ làm một bài thơ để tạ ơn vợ đã thay cụ báo hiếu cha mẹ.
 Từ thuở vương xe mối chỉ hồng
 Lòng này ghi tạc có non sông
 Đường mây cười tớ ham dong ruổi
 Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng
 Ơn nước, nợ trai đành nỗi bận
 Cha già, nhà khó, cậy nhau cùng
 Mấy lời dặn bảo cơn ly biệt
 Rằng nhớ, rằng quên, lòng hỡi lòng
(tham khảo: Vĩnh Long Xưa và Nay của Huỳnh Minh, 1967)
 Tương truyền tổ phụ cụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu là Ngẫu Cừ, sống dưới đời Nhà Minh.Sau đó Phan Thanh Tập di cư sang Việt Nam cư ngụ tại Phủ Hoài Sơn, Bình Định. Phan Thanh Tập có một con trai là Phan Thanh Ngạn tục kêu là Xán. Năm 1771, gia đình ông Ngạn di vào Nam, ngụ ở Thanh Trông, Định Tường. Sau dời về Mân Thích, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long; rồi lại dời về Huyện Bảo An, Hoằng Trị, Vĩnh Long. Cuối cùng, ông lại dời về thôn An Hòa, Tân Thạnh, Vĩnh Bình., phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thạnh; nay là xã Bảo Thạnh, Bai Tri, Bến Tre. Ông cưới vợ là bà Lâm Thị Bút sinh hạ ra Phan Thanh Giản. Năm 1802, Phan Thanh Giản được 7 tuổi thì bà mẹ qua đời. Bà mẹ kế là bà Trần Thị Dưỡng rất yêu quý ông và cho ông thụ giáo với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi. Năm 1815, cha của Phan Thanh Giản bị tù oan. Phan Thanh Gian xin với quan cho ông được ở tù thế cho cha. Quan không thể giúp được nhưng tạo cơ hội cho ông ở gần cha và trau giồi kinh sử. Sau khi cha mãn tù, Phanh Thanh Giản ở lại Vĩnh Long tiếp tục học để tạo sự nghiệp. 
 
SỰ NGHIỆP
 Năm 1825, cụ đậu Cử Nhân Khoa Ất Dậu.Năm sau, cụ đậu Đệ Tam Giáp đồng Tiến Sĩ. Cụ là người đậu Tiến Sĩ khai khoa ở Nam Bộ. Cụ từng giữ nhiều chức vụ: dưới ba triều Minh Mạnh, Thiệu Trị, và Tự Đức: Lang Trung Bộ Hình, Tham Hiệp Quảng Bình và Giám Khảo Thi Hương Thừa Thiên; Hiệp Trấn Quảng Nam, Hàn Lâm Viện, Phó Sứ sang Nhà Thanh, Đại Lý Tự Khanh Cơ Mật Viện, Kinh Lược Trấn Tây, Bố Chánh Tỉnh Quảng Nam, Hộ Lý Tuần Phủ Quan Phòng, Nội các Thừa Chỉ, Tả Thị Lang Bộ Hộ, Thị Lang Bộ Hộ, Binh Bộ Tả Thị Lang, Tham Tri Bộ Binh, Chánh Chủ Khảo Trường Thi Hà Nội, Hình Bộ Thượng Thư, Lại Bộ Thượng Thư, Kinh Lược Sứ, Nam Kỳ Kinh Lược Phó Sứ, Gia Định Tuần Vũ (coi giữ Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, và Hà Tiên), Chánh Tổng Tài Quốc Sử Quán biên soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Quốc Tử Giám Sự Vụ, được cử đi sứ tại Pháp, Trung Hoa, và nhiều nước khác. Năm 1852, Vua Tự Đức ban cho cụ tấm kim khánh khắc “Liêm, Bình, Cẩn, Cán” [Ngay Thật, Công Bằng, Cẩn Thận, Siêng Năng].
 

CÔNG TY CP GẠCH NGÓI ĐỒNG NAI

DANH MỤC SẢN PHẨM

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

LIÊN HỆ

Công ty CP Gạch Ngói Đồng Nai – TUILDONAI tiền thân là Nhà máy Gạch Ngói Đồng Nai, là công ty hàng đầu về sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm và có một qúa trình hình thành...
  

Gạch xây Đồng Nai
Gạch tàu Đồng Nai
Ngói Phan Thanh Giản
Gạch trang trí Đồng Nai
Ngói tráng men
  

Địa chỉ: 119 Điện Biên Phủ - Phường Đakao - Quận 1 - Tp HCM
Mr Phương: 0938 938 990
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI ĐỒNG NAI 2 
KCN Biên Hòa 1 - Đường số 2 - Phường An Bình - Tp Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.

Mã số doanh nghiệp: 0300397028 - do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/03/2006

CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI ĐỒNG NAI

Địa chỉ: 119 Điện Biên Phủ - Quận 1 - Tp HCM
Mr Phương: 0938 938 990
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI ĐỒNG NAI 2 
KCN Biên Hòa 1 - Đường số 2 - Phường An Bình - Tp Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.

Mã số doanh nghiệp: 0300397028 - do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/03/2006

07 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 
Copyright by www.119phanthanhgian.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn